Lượt xem: 2356
Thành tích nổi bật

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG 1945 - 2016

 

 

          Tỉnh Sóc Trăng được hình thành trên cơ sở tách từ tỉnh Hậu Giang cũ từ năm 1992, với diện tích tự nhiên là 3.311,7629 km2, chiếm khoảng 1% din tích cả nước và 8,3% din tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Sóc Trăng nằm trên quốc lộ 1A và quốc lộ 60, nối liền tỉnh Sóc Trăng với Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.

         Về hành chính, tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố thuộc tỉnh, 02 thị xã (Vĩnh Châu và Ngã Năm) và 08 huyện (Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề và Châu Thành) với 109 xã, phường, thị trấn. Thành phố Sóc Trăng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra ba cửa sông lớn là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh ra biển Đông. Đây là điều kiện thuận lợi để Sóc Trăng giao lưu, buôn bán và phát triển kinh tế, xã hội với các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long. Bối cảnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư của tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua đã có những phát triển tích cực, tạo cơ sở vững chắc cho các ngành văn hóa nói chung và ngành Giáo dục nói riêng. Chất lượng nguồn nhân lực đã có cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây là trách nhiệm của ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới.



Lịch sử hình thành Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng:

Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sóc Trăng được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ.UBT.92 ngày 10/4/1992 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Sóc Trăng về việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Sóc Trăng. Khi mới thành lập, Sở có rất ít cán bộ chuyển từ Sở Giáo dục Hậu Giang (cũ) về và được hình thành một số phòng chức năng như:

- Bộ phận Kế hoạch - Tài chính: Khi Sở mới thành lập, bộ phận này chỉ có 02 người (một kế toán và một thủ quỹ).

- Phòng Nghiệp vụ: Thực hiện tất cả các chức năng quản lý, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với tất cả các cấp học, ngành học từ Giáo dục Tiểu học, THCS, THPT, Giáo dục thường xuyên và công tác thi cử.

- Giáo dục Mầm non chỉ có một cán bộ phụ trách.

- Phòng Giáo dục chuyên nghiệp: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ về công tác tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công tác đào tạo bồi dưỡng.

- Phòng Tổ chức cán bộ: Phòng này thực hiện cả chức năng, nhiệm vụ về tổ chức, con người và Hành chính quản trị của Sở.

Trong quá trình hoạt động, được sự thống nhất của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh (lúc đó) và sự cho phép của UBND tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo đã tuyển chọn, điều động một số giáo viên ở các trường THPT, cán bộ, chuyên viên ở các phòng GD-ĐT để bổ sung cán bộ cho các phòng và dần dần hình thành thêm một số phòng chức năng khác. Từ năm 2005 đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng đã nhiều lần thay đổi, điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cụ thể như sau:

- Ngày 25/4/2005 UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 137/2005/QĐ.TCCB về việc quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và Quy chế tổ chức, hoạt động của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, Sở Giáo dục - Đào tạo được thành lập thêm phòng chức năng, giúp cho hoạt động của Sở tương đối hoàn chỉnh.

- Sau khi có Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, UBND tỉnh Sóc Trăng ra Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND, ngày 13/01/2009 ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, theo Quyết định này ngày 31/10/2011 Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Sóc Trăng đổi tên thành Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng.

Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND, ngày 05/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng.

- Tuy nhiên, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 11/2015/TT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015 (hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), ngày 04/5/2016, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo, theo đó có các phòng chức năng:

Văn phòng; Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Chính trị, Tư tưởng; Phòng Giáo dục Mầm non, Phòng Giáo dục Tiểu học; Phòng Giáo dục Trung học; Phòng Giáo dục Dân tộc - Giáo dục Chuyên nghiệp và Giáo dục thường xuyên; Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục.

 

Phần thứ nhất

TỐNG QUAN VỀ SỰ NGHIỆP GIÁO DUC TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NHỮNG NĂM 1945 -1992

             I. Tình hình giáo dục sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến tháng 8/1976

Ở Sóc Trăng, do hậu quả của chế độ thực dân phong kiến, nên sau khi giành được chính quyền, nhân dân lao động sống trong cảnh thiếu thốn, đói rách, bệnh tật lan tràn, ruộng đất bị bỏ hoang, nông dân bỏ làng kéo ra tỉnh lỵ làm đủ mọi nghề để kiếm sống, có khoảng 90% nhân dân lao động trong tỉnh mù chữ. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới, để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ”, phong trào chống mù chữ trong tỉnh được toàn dân tham gia “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ, người biết nhiều dạy người biết ít”. Các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi, trong vùng tự do, giáo viên gồm các học sinh có trình độ lớp Ba, lớp Nhì và các vị linh mục, sư sãi đều nhiệt tình tham gia dạy chữ cho nhân dân. Học viên có đủ các lứa tuổi từ ông già, bà lão chống gậy đến các phụ nữ ẵm con nhỏ ban đêm đến lớp học.

Công tác văn hóa giáo dục trong vùng tự do phát triển nhiều mặt. Phong trào xóa nạn mù chữ, học tập văn hóa được chính quyền và các đoàn thể tích cực đẩy mạnh. Khắp nơi trong tỉnh từ các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, quận, làng đều có lớp bình dân học vụ, lớp dạy bổ túc văn hóa phục vụ cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ. Nhiều trường tiểu học được mở, tạo điều kiện cho trẻ em đủ tuổi đi học được đến trường. Ngoài ra, tỉnh còn mở một trường bổ túc văn hóa nội trú cho con em cán bộ, bộ đội và gia đình liệt sĩ. Đặc biệt là Trường nội trú Lê Văn Tám được thành lập từ năm 1961 tổ chức giảng dạy xuyên suốt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đến tháng 8/1976 đã mở 45 lớp với khoảng 1.500 học sinh theo học từ lớp 1 đến lớp 6 theo hệ 10 năm. Đối với con em người dân tộc Khmer, tỉnh cũng đã mở trường Samaki để tổ chức giảng dạy cho cán bộ, con em đồng bào dân tộc trong tỉnh.

Trường THPT Lê Văn Tám vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Để đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục, Ty giáo dục mở nhiều lớp đào tạo giáo viên cấp tốc, biên soạn và in sách giáo khoa lớp vỡ lòng, lớp Năm, lớp Tư cho các trường và kết hợp với Cao Miên Tự Do để biên soạn, in phát hành nhiều sách dạy chữ Khmer phục vụ đồng bào Khmer. Ở vùng tự do, phong trào chống dốt và bổ túc văn hóa được cán bộ, quân, dân hưởng ứng sôi nổi học tập với tinh thần yêu nước. Ty giáo dục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể tiếp tục phát động phong trào thi đua xóa dốt. Phong trào được các cấp, các ngành, các tầng lóp nhân dân hưởng ứng rầm rộ từ đơn vị bộ đội đến các xóm ấp, đâu đâu cũng thi đua học tập. Nhiều đoàn giáo viên của tỉnh, huyện đi dạy lưu động ở các vùng nông thôn tự do. Các đoàn thể cứu quốc đặc biệt là Phụ nữ cứu quốc tích cực triển khai thực hiện công tác xóa nạn mù chữ ở khắp nơi và đạt hiệu quả cao.

Cùng với công tác xóa nạn mù chữ, ngành giáo dục tích cực phát triển giáo dục tiểu học, ở mỗi huyện đều có các trường tiểu học, các xã, ấp có các lớp từ vỡ lòng đến lớp ba. Các trường lớp này được phụ huynh học sinh giúp đỡ, ủng hộ nhiều về vật chất, tinh thần. Năm học 1949 - 1950, nhiều học sinh của tỉnh Sóc Trăng đã được vào học ở trường Trung học Kháng chiến “Nguyễn Văn Tố”, “Thái Văn Lang” do Sở Giáo dục Nam bộ mở.

Vào những nărn 1951 - 1954, phong trào “Xóa nạn mù chữ” và bổ túc văn hóa tiếp tục phát triển sâu rộng trong cán bộ và nhân dân, có nhiều cơ quan tự mở lớp dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ, nhân viên. Nhiều nơi còn tổ chức cho nhân dân học tập trung tại nhà. Tỷ lệ phấn đấu xóa mù chữ cao hơn các năm trước, có nơi đạt từ 95% đến 100%, có những giáo viên ngày đêm vừa vận động nhân dân, vừa dạy học ở lớp, vừa đến từng gia đình kèm cặp hướng dẫn bà con học tập, xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong công tác này.

Cùng với phong trào xóa mù chữ, Ty giáo dục cùng các cấp Đảng bộ, chính quyền chủ trương mở trường học từ tỉnh đến các huyện, xã. Trường Bổ túc công nông tỉnh (còn gọi là trường Văn Chính) chuyên đào tạo, nâng cao kiến thức, văn hóa cho đội ngũ cán bộ. Ở vùng tự do có trường tiểu học, tổ chức thi hết cấp cho học sinh. Các trường tiểu học trong thời kỳ này không những cổ vũ, lôi cuốn đồng bào trong vùng tự do theo học mà còn có sức lôi cuốn cả con em đồng bào ở thành thị. Để nâng cao kiến thức và trình độ giảng dạy của đội ngũ giáo viên, trường sư phạm và bổ túc văn hóa mở nhiều lóp đào tạo giáo viên, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ giáo viên “vừa hồngvừa chuyên”. Từ đó, ý thức trách nhiệm và chất lượng giảng dạy của giáo viên nâng lên.

Trường La San - Khánh Hưng

II. Sự nghiệp giáo dục tỉnh Sóc Trăng sau ngày Giải phóng miền Nam thống nht đt nước (30/4/1975) đến tháng 4/1992

Sau ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cùng với việc ổn định mọi mặt về kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy, Ủy ban Quân quản tỉnh Sóc Trăng cũng đã chăm lo đúng mức đến sự nghiệp giáo dục; trong đó đã huy động mọi nguồn lực để mở rộng trường lớp nhất là vùng giải phóng, vùng sâu, vùng xa đảm bảo tất cả các xã, thị trấn trong tỉnh đều có trường học; tập trung huy động giáo viên đến giảng dạy tại các địa phương còn khó khăn. Từ đó, với thời gian ngắn nhất mạng lưới trường lớp đã phủ đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh, góp phần ổn định và phát triển giáo dục trong tình hình mới.

Sau ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cùng với việc ổn định mọi mặt về kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy, Ủy ban Quân quản tỉnh Sóc Trăng cũng đã chăm lo đúng mức đến sự nghiệp giáo dục; trong đó đã huy động mọi nguồn lực để mở rộng trường lớp nhất là vùng giải phóng, vùng sâu, vùng xa đảm bảo tất cả các xã, thị trấn trong tỉnh đều có trường học; tập trung huy động giáo viên đến giảng dạy tại các địa phương còn khó khăn. Từ đó, với thời gian ngắn nhất mạng lưới trường lớp đã phủ đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh, góp phần ổn định và phát triển giáo dục trong tình hình mới.

Trường Nữ tỉnh lỵ

Thực hiện Nghị định số 03-NĐ ngày 24/8/1976 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam về việc sát nhập địa giới hành chính: Theo đó,tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hp nhất 2 đơn vị Thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và huyện Côn Đảo. Hậu Giang là tỉnh có diện tích rộng, đông dân nhất sau thành phố Hồ Chí Minh.

Sau 17 năm sáp nhập tỉnh, sự nghiệp giáo dục các huyện, thị xã thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ nhà trẻ, mẫu giáo đến phổ thông trung học so với qui định chung và tính riêng từng cấp học đã tiếp tục phát triển với số lượng chung đến cuối năm học 1992 - 1993 là: 229 trường công lập, 01 trường dân lập, trong đó nhà trẻ: 05, mẫu giáo: 17, cấp 1: 116, cấp II: 07, cấp 3: 04; cấp I+II: 72, cấp II+III: 09. Với tổng số học sinh là 181.247 và 4.584 học sinh phổ cập cấp I.

Đây có thể nói các cấp ủy và nhân dân các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã kiên trì phấn đấu đưa nền giáo dục tiếp tục phát triển. Đặc biệt là ngành đã phát huy tốt sức đóng góp của cha mẹ học sinh trong việc xây dựng, củng cố các phòng học của từng vùng góp phần ổn định và giúp ngành giáo dục hoàn thành nhiệm vụ từng năm học.

 

Phần thứ hai

GIÁO DỤC SÓC TRĂNG TỪ SAU TÁI LẬP TỈNH ĐẾN NAY

I. Thực trạng giáo dục tỉnh Sóc Trăng từ năm học 1993 - 1994 đến năm học 1997 - 1998

Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục tỉnh Sóc Trăng sau khi tách tỉnh Hậu Giang là một tỉnh nghèo, nông nghiệp độc canh, công nghiệp chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn, ngân sách thu thấp lại bội chi, cơ sở trường lớp xuống cấp, giáo viên thiếu nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và sự quyết tâm phấn đấu của cán bộ, giáo viên; sự nghiệp giáo dục từ năm học 1993 - 1994 đến năm học 1997 - 1998 tiếp tục phát triển với số lượng cụ thể sau:

- Tổng số trường học trong tỉnh năm học 1997 - 1998 là: 352 trường so với cuối năm học 1993 - 1994 tăng 108 trường.

- Học sinh cuối năm học 1997 - 1998 là: 280.821 so với cuối năm học 1993 - 1994 tăng 80.028 học sinh.

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là: 9.891 so với cuối năm học 1993 - 1994 tăng 2.410 CB, GV, CNV. Trong đó, số giáo viên được đào tạo là 2.561, được bồi dưỡng chuẩn hóa là 7.085 lượt; được bồi dưỡng thường xuyên là 32.021 lượt, và kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam được 265 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên toàn ngành là 598 người.

Năm học

Tổng số trường

Lớp

Học sinh

Giáo viên

Tổng số

Đảng viên

Tỷ lệ

1993 - 1994

244

5.877

200.899

7.981

 

 

1994 - 1995

258

6.287

217.797

8.074

 

 

1995 - 1996

268

6.711

245.434

8.791

 

 

1996 - 1997

281

6.932

270.046

9.222

531

5,68%

1997 - 1998

352

7.730

289.827

9.891

598

6,1%

Thông qua phong trào thi đua Hai tốt sau 5 năm phát động, Hội đng Thi đua, Khen thưởng của ngành đã xét và đề nghị về trên được công nhận 167 đơn vị, trường học đạt danh hiệu Đơn vị tiên tiến cấp tỉnh; 324 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 167 CSTĐ cp tỉnh. Đây là những hạt nhân nồng cốt góp phần nâng chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo tỉnh Sóc Trăng.

 

II. Thực trạng Giáo dục tỉnh Sóc Trăng từ năm học 1998 - 1999 đến năm học 2004 - 2005

Ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng trong những năm 1998 đến năm 2005 trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn chung, nhưng nhờ đường lối đổi mới của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và thứ IX, ngành giáo dục đã có những chuyển biến đáng kể trong thực hiện giai đoạn đầu của Chiến lược phát triển giáo dục 2000 - 2010 với nhiệm vụ trọng tâm là: tục đổi mới phương pháp giáo dụcxây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng công tác thi cử, đánh giá việc giảng dạy và học tập; đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục THCS, công tác xã hội hóa giáo dục; thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục. Kết quả đạt được là mạng lưới trường lớp từ giáo dục mầm non đến trung học phổ thông tiếp tục được duy trì, phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh với hình thức ngày càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân. Qui mô giáo dục không ngừng tăng lên với trên 300.000 học sinh, học viên các cấp học, ngành học, bậc học, các hình thức đào tạo. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục bao gồm 14.430 người phục vụ tại tất cả các xã - ấp vùng nông thôn sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trung tâm giáo dục thường xuyên thu hút ngày càng đông học viên, sinh viên với chất lượng đầu vào ngày càng cao, xóa bỏ quan điểm dai dẳng “chuột chạy cùng sào” của thời bao cấp trước đây. Cơ sở vật chất của ngành tuy còn nhiều khó khăn nhưng một bộ phận đáng kể trường lớp đã khang trang hơn trước và đang tiếp tục được củng cố, nâng cấp. Gia đình và cộng đồng ngày càng chăm lo nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Giáo dục đã thật sự trở thành một trong những mối quan tâm thường trực, hàng đầu của toàn xã hội.

Đến thời đim này, thực hiện các chỉ tiêu do Nghị quyết ln thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đề ra năm 2000 đều đã được thực hiện. Hơn 75% trẻ 5 tuổi đều đã được học chương trình mẫu giáo lớn, chuẩn bị vào lớp 1. Các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh được công nhận hoàn thành PC GDTH và chống mù chữ; đã có 29 xã, phường hoàn thành PC THCS và đã có trên 90% trẻ em độ tuổi 11 - 15 học từ lớp 6 đến lớp 9. Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 5 lần so với năm 1999.

Trong phong trào thi đua học tốt, nhiều học sinh đã vươn lên học giỏi, đạt thành tích trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh chỉ tính riêng từ năm 2000 đến năm 2005 toàn tỉnh đã có:

- 51 học sinh được công nhận học sinh giỏi quốc gia.

- 1.936 học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh.

Với quyết tâm vươn lên trong học tập, rèn luyện của học sinh đã đem lại cho phong trào thi đua “Học tốt” nhiều gương sáng tiêu biểu. Ngành giáo dục rất tự hào vì đã có nhiều học sinh vượt khó, học giỏi, đồng thời cũng tự hào có những học sinh quan tâm đến bạn để cùng học tốt như trong phong trào đôi bạn “Học tốt”; “Đôi bạn điểm mười”“Đôi bạn cùng tiến”... Đây là những tấm gương học tập tốt trong phong trào thi đua của học sinh.

Công tác xây dựng đội ngũ được các cơ quan quản lý giáo dục, các trường học đã thực hiện tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2001 - 2005, nâng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Cuối năm học 2004 - 2005, đã có 77,66% giáo viên mầm non, 82,87% giáo viên tiểu học, 95,96% giáo viên THCS, 94,49% giáo viên THPT đạt chuẩn theo qui định.

Công tác xây dựng, phát triển đảng viên trong đội ngũ nhà giáo đã được coi trọng và có chuyển biến tốt, góp phần tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đôn Đảng do Trung ương phát động. Đến cuối năm học 2004 - 2005, tổng số đảng viên trong toàn ngành là 3.315, đạt tỷ lệ 21,95%.

Năm học

Tổng số trường

Lớp

Học sinh

Giáo viên

Tổng số

Đảng viên

Tỷ lệ

1998 - 1999

360

8.206

302.464

10 .517

1.101

10,3%

1999 - 2000

368

8.426

293.567

10.693

1.565

14,6%

2000 - 2001

378

8.274

266.870

10.080

1.653

14,7%

2001 - 2002

382

8.469

280.810

11.819

1.920

16,1%

2002 - 2003

395

8.627

279.341

12.585

2.668

19,8%

2003 - 2004

406

8.833

277.412

13.963

3.068

21,26%

2004 - 2005

438

8.878

281.410

14.407

3.315

21,95%

Chủ trương xã hội hóa đã tạo thêm nguồn lực phát triển giáo dục. Kết hợp với nguồn ngân sách Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân các địa phương đã góp phần từng bước khắc phục tình trạng học ba ca, nâng cấp và xây dựng mới trường học, thực hiện ngói hóa, tầng hóa trường học. Trong đó, có sự đóng góp của nhân dân với nhiều gia đình hiến đất 210.440 m2 và tiền của, vật dụng để xây dựng trường học.

Với những kết quả đạt được, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 2 năm 2002, 01 danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 06 Nhà giáo ưu tú. Thủ tướng Chính phủ tặng 24 bằng khen cho 9 tập thể và 15 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 3 năm 2000 - 2003. Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng 01 cờ thi đua và 11 bằng khen về việc Tỉnh Sóc Trăng hoàn thành PC GDTH và 06 trường học đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc nhiều năm liền. 556 cán bộ, giáo viên được xét tặng Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” (tính chung toàn ngành đến thời điểm này đã có 1.135 cán bộ, giáo viên nhận Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục”). UBND tỉnh Sóc Trăng tặng 01 cờ thi đua cho Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2003; 760 bằng khen cho 180 trường Tiên tiến xuất sắc; 204 Tổ Lao động xuất sắc, 164 Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và 203 giáo viên giỏi cấp tỉnh.

III. Những kết quả đạt được của ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng từ năm học 2005 - 2006 đến nay

Đây là thời điểm mà toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua như:

- “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

- “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng với hệ thống mạng lưới trường mầm non, phổ thông, chuyên nghiệp tiếp tục phát triển phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Tính đến cuối năm học 2015 - 2016, toàn ngành có 580 trường tăng 108 trường so với năm học 2005 - 2006; Trong đó chưa kể các trường chuyên biệt như: 01 Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, 01 trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ, 01 trường Cao đẳng Cộng đồng, 01 trường Cao đẳng Sư phạm, 01 trường Cao đẳng Nghề, 01 trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật, 01 trường Trung cấp Y tế, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và 11 Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố.

Trường THCS Thị trấn Long Phú, huyện Long Phú

Tổng số học sinh từ nhà trẻ đến phổ thông là 261.267 (trong đó học sinh dân tộc Khmer chiếm 35,25%) so với năm học 2005 - 2006 tăng 35.436 học sinh.

Toàn ngành có 19.179 cán bộ, giáo viên và nhân viên, hầu hết đều đạt chuẩn và trên chuẩn. So với năm học 2005 - 2006 tăng 4.478 cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

Kết quả đạt được của sự nghiệp giáo dục tỉnh Sóc Trăng trong 10 năm nay là:

 

Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và phổ cập GDTHCS được giữ vững và ổn định (100% xã, phường, thị trấn); Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã có 94/109 xã, phường, thị trấn hoàn thành PCGDMNTE 5T, được Bộ GDĐT kiểm tra công nhận vào tháng 02/2017.

Năm 2015, tỉnh Sóc Trăng được Bộ Giáo dục  Đào tạo công nhận tỉnh hoàn thành PC GDTH đúng độ tuổi mức độ 1 tại Quyết định số 1965/QĐ-BGDĐT, ngày 15/6/2015.

- Số lượng học sinh đến trường ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần: đến cuối năm học 2006 - 2007 là 5,5%; cuối năm học 2015-2016 học sinh bỏ học chỉ còn 1,3%. Tỷ lệ học sinh giỏi: năm học 2010 - 2011 học sinh giỏi cấp tiểu học là 29,4%; THCS là 14,2%; THPT là 6,24%. Đến năm học 2015 - 2016 tỷ lệ học sinh giỏi THCS là 20,96%, THPT là 18,08% (từ năm học 2014-2015 theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo học sinh tiểu học chỉ xếp loại hoàn thành và chưa hoàn thành). Có 158 trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày với 45.871 học sinh, tỷ lệ 38,09%.

Hoạt động tập thể trường TH Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị

Đến cuối năm học 2015-2016, toàn tỉnh có 210 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 38,04%.

Trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai

Từ năm 2006 đến nay, đội ngũ nhà giáo đã tích cực khắc phục mọi khó khăn chăm lo việc học tập, bồi dưỡng để chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, nghiệp vụ sư phạm. Ở từng cấp học, bậc học đã dấy lên phong trào học tập và tự học trong đội ngũ nhà giáo, do đó tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao. Tính đến năm học 2015 - 2016, cán bộ quản lý các trường đạt chuẩn 100% (trong đó có 05 Tiến sĩ, 212 Thạc sĩ, 68 CBGV đang học Thạc sĩ, 10 CBGV đang học nghiên cứu sinh); giáo viên mầm non đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 68,5%; giáo viên tiểu học đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 97,7%; giáo viên THCS đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 65,00%, giáo viên THPT đạt chuẩn 100% trên chuẩn 9,28%, giáo viên Cao đẳng sư phạm đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 54,8%; toàn ngành có 05 tiến sĩ, 196 thạc sĩ, 87 cán bộ, giáo viên, giảng viên đang học thạc sĩ, 14 cán bộ, giáo viên , giảng viên đang học nghiên cứu sinh.

Những kết quả đạt được nêu trên thể hiện quá trình phấn đấu khắc phục mọi khó khăn của đội ngũ nhà giáo và học sinh, học viên, sinh viên toàn ngành để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm mỗi năm học. Kết quả được thể hiện qua phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” của ngành với các danh hiệu được tuyên dương, khen thưởng cụ thể sau:

- Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” cho 01 cán bộ quản lý; danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” cho 62 cán bộ, giáo viên, 26 Huân chương lao động hạng ba.

- Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho 04 nhà giáo - tặng 182 bằng khen cho các tập thể và cá nhân trong ngành.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận và tặng bằng khen cho 03 giáo viên giỏi toàn quốc. Tặng 6.463 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” cho các cá nhân trong và ngoài ngành giáo dục (số liệu từ năm 2005 – 2016).

- UBND tỉnh Sóc Trăng tặng 28 cờ thi đua - tặng bằng khen của UBND tỉnh cho 3.217 cán bộ, giáo viên và 04 nhóm giáo viên, 200 tập thể trường có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao - công nhận 1.144 Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh - tặng bằng khen cho 01 đơn vị và 76 gia đình nhân dân có nhiều đóng góp về đất đai, cơ sở vật chất, tài chính, công sức lao động để xây dựng trường học ở các địa phương trong tỉnh - tặng bằng khen cho 2.858 học sinh  và 02 nhóm học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh Đại học, học sinh giỏi toàn cấp, các hội thi văn hóa - văn nghệ - thể thao (số liệu từ năm 2005-2015).

 

Phần thứ ba

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN TỚI

            Mục tiêu quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, ngành Giáo dục  Đào tạo Sóc Trăng tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp lớn sau:

1. Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy học, nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý.

2. Đảm bảo đủ nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo (cả về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục).

Qua đó, từng bước hình thành một bộ phận giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ cao, năng lực sư phạm giỏi đủ sức tạo thành một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện ở tất cả các bậc học.

3. Đổi mới công tác quản lý giáo dục. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với giáo dục. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng để hiện thực hóa quy hoạch.

4. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa phục vụ dạy và học.

5. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống và mạng lưới giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phát triển trường học ngoài công lập, đặc biệt là ở thành phố và các thị trấn lớn, có đủ nguồn lực… tạo điều kiện và cơ hội học tập cho người dân và giảm gánh nặng vê sức ép đối với ngân sách Nhà nước. Song song với việc hình thành những khu dân cư mới do sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh, quan tâm mở mới trường học theo tiêu chuẩn mức chất lượng tối thiểu hoặc trường chuẩn quốc gia tùy theo địa bàn.

6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục với trọng tâm là:

- Mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường với các ngành, các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh ... tạo điều kiện để đóng góp xây dựng cơ sở vật chất thiết bị cho trường học.

- Vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân cùng với Nhà nước tham gia đóng góp để xây dựng các trung tâm hoạt động ngoài giờ với các hình thức liên xã, phường ở từng huyện, thị nhằm giáo dục toàn diện cho các em có thêm thời gian vui chơi, giải trí.

Tổng hợp tình hình chung, vấn đề được khẳng định là trong những năm qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặc chẽ có hiệu quả của các sở, ban ngành, sự ủng hộ của nhân dân và với sự nỗ lực của toàn ngành sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong tỉnh đã thực sự có nhiều đổi mới từ tư duy đến công tác, đến tổ chức triển khai thực hiện nên đã góp phần quan trọng động viên các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, học viên toàn ngành phấn khởi, tin tưởng và vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực ngày càng chất lượng, từng bước đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng.

Trên cơ sở về bối cảnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư của tỉnh Sóc Trăng trong những năm gần đây đã có những phát triển tích cực, tạo cơ sở vững chắc cho sự tiến bộ các ngành văn hóa xã hội nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng. Từ đó, chất lượng nguồn nhân lực sẽ tích cực cải thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong thời gian tới./.

Người viết: Hầu Vĩnh Thọ, Chủ tịch Hội cựu giáo chức, 
nguyên Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng










CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1590944
Tin khác
Cơ quan chủ quản: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng
                                Địa chỉ: Số 48 Lê Duẩn, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
              Điện thoại: 02993.616042. Fax: 02993.824074. Email: Vanphong.sosoctrang@moet.edu.vn
             Số điện thoại tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính: 02993.616042
             Ghi rõ nguồn "Sở Giáo dục và Đào tạo" khi phát hành lại thông tin từ Website này.